Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy (phần nhân nằm ở sâu trung tâm đĩa đệm) bị thoát ra bên ngoài vỏ bọc bao xơ của nó theo một hoặc nhiều vết nứt rách ở vòng sợi. Từ đó phần nhân này có thể gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra phổ biến hiện nay, đặc biệt là vùng thắt lưng (nơi phải chịu nhiều áp lực của cơ thể). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tuổi tác, chấn thương, tư thế ngồi và vận động không đúng, làm việc nặng nhọc…
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc.
Trên thực tế, các bác sĩ, chuyên gia còn chưa thể khẳng định được do nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần được tiếp cận đúng phương pháp cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động một cách khoa học. Phát hiện sớm và điều trị tận gốc sẽ tăng hiệu quả quá trình điều trị và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi gặp các dấu hiệu sau, có thể là cơ thể đang bị bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Cơn đau ở thắt lưng tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông, chân
- Xuất hiện những cơn đau vùng cổ, đau lan xuống gáy sang hai vai, cánh tay
- Đau rễ thần kinh, đau cột sống
- Những cơn đau xuất hiện nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1-2 tuần
- Đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, tăng mạnh khi hắt hơi, cúi người
- Cảm giác như kiến bò, kim châm, tê cóng ở đĩa đệm thoát vị
- Suy giảm khả năng vận động
>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Gai cột sống

Nguyên nhân làm cho thoát vị đĩa đệm chữa hoài không khỏi
Lựa chọn sai phương pháp điều trị
Tự sử dụng thuốc. Cứ thấy đau là mua thuốc giảm đau và uống một cách vô tội vạ. Đây là thói quen của nhiều người bệnh xương khớp hiện nay. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ tăng nguy cơ: đau tim, rối loạn nhịp tim, loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, suy thận, tai biến … Điều quan trọng là thuốc giảm đau chỉ làm giảm triệu chứng trong một thời gian ngắn nhất định, không thể điều trị triệt để. Vì vậy khi người bệnh có triệu chứng bất thường như: đau cột sống lưng, tê bì tay chân, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động… thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán, tránh tự ý điều trị theo phương pháp dân gian vô tình kéo dài tình trạng bệnh làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị.
Tự ý dừng liệu trình điều trị
Thói quen “muốn mau khỏi bệnh” là tâm lý chung của người bệnh. Tuy nhiên thoát vị đĩa đệm là một bệnh phức tạp, phải cần có sự kết hợp của nhiều liệu trị điều trị thì mới có thể khỏi bệnh được, nếu tự ý ngưng liệu trình điều trị thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn, và khó có thể điều trị khỏi được và bệnh có cơ hội sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy để điều trị khỏi bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ và sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tính chất công việc
Yếu tố nghề nghiệp được xem gần như là tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Nếu người bệnh có nhu cầu điều trị khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng công việc đòi hỏi phải bưng bê, mang vác nặng, cúi người liên tục hay không có thời gian thực hiện đúng theo liệu trình của bác sĩ thì quá trình chữa bệnh thường không có kết quả tốt, vì phải chịu cảnh vừa chữa vừa phá thì làm sao có thể khỏi bệnh được.

Điều trị Thoát vị đĩa đệm tại phòng khám Phú Đức
Phòng khám Phú Đức với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tận tâm, người bệnh sẽ được tư vấn tận tình và đảm bảo theo sát người bệnh trong quá trình điều trị để kịp thời phát hiện những nguy cơ nguy hiểm, từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời phát hiện những nguy cơ nguy hiểm, từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời các biến chứng nguy hiểm.
Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để điều trị bệnh hiệu quả và không cho bệnh có cơ hội tái phát trở lại.
- Người bệnh nên dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường, mỗi khi ăn uống hoặc đi đại tiểu thì phải có người đi theo để dìu dắt, việc này giúp giảm gánh nặng cho cột sống.
- Nên nằm trên giường cứng và sử dụng 1 lớp đệm mỏng vừa phải phủ lên trên, nên ngủ trong tư thế nằm ngửa co gối và cũng phải biết rõ tư thế lên xuống giường cho hợp lý để tránh làm tổn thương đến cột sống..
- Trong thời gian điều trị bệnh, tốt nhất bạn nên đeo đai lưng khi muốn ra khỏi giường, việc này sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, tăng cường bảo vệ lưng và hạn chế cột sống bị tổn thương.. Tuy nhiên không được đeo đại vượt quá 3 tháng, vì có thể gây teo cơ lưng..
- Tư thế đi đứng, nằm, ngồi cần phải thực hiện đúng cách để hạn chế gây ra tổn thương ở cột sống lưng, tránh giữ 1 tư thế quá lâu và nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống..
- Đối với những công việc lao động chân tay nặng nhọc thì nên có những biện pháp để hạn chế tác động đến cột sống và để bảo vệ cột sống được tốt hơn..Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên xin nghỉ để ở nhà nghỉ ngơi hoặc có thể chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc